Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Học nấu ăn với cách nêm gia vị hợp lý

Là người đầu bếp, bạn phải biết cách nêm nếm gia vị như thế nào cho hợp lý. Sử dụng gia vị để nêm nếm hay tạo mùi hương cho món ăn không đơn thuần “cứ cho vào là được” mà phải canh thời gian đun nấu thích hợp bởi vì có những loại gia vị đun lâu sẽ mất chất, thậm chí còn chuyển thành chất độc.
Dưới đây là vài lưu ý khi học nấu ăn với một số loại gia vị phổ biến.

 Muối
Tùy món mà cho muối vào thức ăn trước hay trong khi nấu. Nếu cần thịt đậm đà, không bị giảm độ ngọt của thịt, nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương thì nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối. Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.

Nước mắm
Nước mắm có hương vị đặc biệt, vì thế không nên đun lâu. Với món canh thì cho nước mắm vào rồi bắc ra ngay. Với canh cua, nên nhấc canh ra khỏi bếp rồi mới nêm để bảo toàn chất đạm trong nước mắm.
 Đường
Khi cho đường vào các món chiên hay nướng, món ăn rất dễ cháy, khét. Do đó, khi ướp, nên cho ít đường. Nếu muốn món ăn có vị ngọt hơn, hãy làm riêng phần nước xốt hoặc phết mật ong lên khi món ăn gần chín. Khi nấu món ăn có đường, tránh để món ăn khô cạn, dễ bị dính đáy và cháy món ăn.

Hạt tiêu
Nếu cho tiêu vào thức ăn trước khi nấu, tiêu dễ biến thành chất độc gây ung thư. Do đó, tốt nhất hãy rắc tiêu khi thức ăn đã chín.
 Rượu trắng
Một số món ăn, người ta hay cho rượu để khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Khi đun nấu thì không nên cho hết một lần rượu vào món ăn mà chỉ nên cho phân nửa, phần còn lại cho tiếp khi thức ăn gần chín mới.
Nguồn: trường dạy nấu ăn

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Những bí quyết nấu ăn từ đầu bếp chuyên nghiệp

Cùng tham khảo kinh nghiệm do những đầu bếp chuyên nghiệp chia sẻ dưới đây để có những món ăn ngon.
Đồ nướng
Với các món nướng, bạn không nên ướp muối trước khi cho lên lò, vỉ nướng. Muối hút hết nước trong miếng thịt, khiến thịt bị khô sau khi nướng, đồng thời làm giảm lượng vitamin và khoáng chất. Cách tốt nhất là ướp với hỗn hợp sốt được pha chế từ dầu mè, rượu vang, tỏi, hành, tiêu…

Salad rau
Thêm một chút nước chanh hoặc muối vào đĩa salad rau xanh để làm giảm quá trình hao hụt lượng vitamin trong rau.

 Rau đông lạnh
Trước khi chế biến rau lấy từ trong tủ lạnh, không nên để rau tự rã đông mà nên cho vào lò vi sóng trong 30 giây – 1 phút để giảm thiểu việc thất thoát vitamin.


Sử dụng lò nướng
Để món nướng ngon và được nướng đều các mặt, hãy bật lò nướng trước khi cho món ăn vào khoảng 5 đến 7 phút. Nếu bạn không bật lò trước, món ăn sẽ chỉ chín phần vỏ và phía bên trong sẽ bị ướt, nhão.



Thái thịt
Sau khi chế biến xong các món từ thịt, hãy để cho thịt “nghỉ” từ 5 – 10 phút. Nếu bạn thái thịt ngay sau khi vừa nấu ăn xong, phần nước chứa trong thịt sẽ bị chảy ra ngoài chứ không ngấm vào thịt và món ăn sẽ bị khô. Nếu bạn sợ món ăn bị nguội, hãy phủ một lớp giấy bạc lên trên nhưng đừng bịt quá kín. Bạn có thể học nấu ăn các khóa học nấu ăn ngắn hạn để giúp cho bản thân mình có thể sử dụng các dụng cụ chuyên nghiệp theo cách chuyên nghiệp


Món xào
Hầu hết các bà nội trợ đều mắc sai lầm khi xào là trút tất cả vào chảo và xào một lượt để tiết kiệm thời gian. Trên thực tế, đổ đầy thức ăn trên chảo khiến bạn không thể “chăm chút” hết được tất cả các miếng và khiến món ăn chín không đều. Cách tốt nhất là chia thực phẩm sống thành từng phần và xào làm nhiều lần.

Nguồn: Hướng Nghiệp Á Âu

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Những điều cấm kị trong ăn uống

Những “ cấm kị ” trong ăn uống
Dưới đây Học nấu ăn lưu ý cho các bạn những vấn đề nên tránh:

1. Ăn trứng và uống sữa đậu nành cùng lúc
Sữa đậu nành và trứng là những thực phẩm rất giàu các chất dinh dưỡng như: protein, carbohydrate, vitamin, chất khoáng… Ăn trứng hoặc uống sữa đậu nành sẽ tốt cho sức khỏe của bạn, tuy nhiên nếu dùng cả hai thực phẩm này cùng một lúc, chúng có thể ngăn cản cơ thể hấp thụ protein.


2. Cho đường vào khi đang đun sôi sữa
Bạn chỉ nên cho đường vào sữa khi sữa còn ấm, đã nguội hoặc đó là sữa tươi. Nếu cho đường trực tiếp vào sữa đang đun trên bếp, thì lượng axit amino cao trong sữa bò đang sôi kết hợp với đường fructose sẽ làm sản sinh ra một chất độc có thể gây hại đến sức khỏe của bạn. Nếu cần thiết phải có đường và sữa trong một món ăn, tốt nhất bạn nên hòa đường với sữa khi nguội để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.



3. Ăn hải sản cùng với trái cây
Ăn trái cây sau bữa ăn không phải là một thói quen tốt vì axit trong trái cây sẽ cản trở cơ thể bạn hấp thụ thức ăn. Điều này cũng tương tự như ăn hải sản cùng với trái cây. Sự kết hợp của axit tannic trong trái cây và canxi trong hải sản có thể gây cho bạn nhiều triệu chứng khó chịu.


Bạn cũng không nên vừa ăn hải sản, vừa dùng các thực phẩm giàu vitamin C vì điều này cũng có hại cho sức khỏe. Do vậy, nếu có dùng hải sản trong bữa ăn, bạn nên tránh dùng các loại trái cây như cam, chanh, bưởi…


Không nên vừa ăn hải sản, vừa dùng các thực phẩm giàu vitamin C
4. Ăn giá với gan heo
Giá xào gan heo là một món ăn ngon và phổ biến. Tuy nhiên, nó có thực sự tốt? Nhiều báo cáo cho rằng giá sẽ dễ bị oxy hóa bởi đồng trong gan heo, dẫn đến làm mất chất dinh dưỡng có trong gan heo và giá.



5. Hòa sữa bò với nước trái cây
Hòa sữa bò với nước trái cây không phải là một thức uống tốt vì axit trong trái cây có thể làm ngưng tụ protein trong sữa bò dẫn đến giảm sự hấp thụ sữa và trái cây, ngoài ra còn ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa.


6. Uống trà sau bữa ăn
Không nên uống trà sau bữa ăn



Người ta tin rằng trà xanh tốt cho việc tiêu hóa, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Chất tanin trong lá trà khi kết hợp với thức ăn sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
7. Nướng thịt bằng bếp gas
Một số người hay nướng thịt và cá bằng bếp gas. Tuy nhiên thói quen này thực sự không tốt vì trong gas chứa rất nhiều tạp chất, các chất ô nhiễm này khi bám dính vào thực phẩm có thể dẫn đến những nguy cơ về bệnh ung thư.



8.  Ăn khoai lang rồi ăn các đồ chua khác
Khoai lang chứa nhiều tinh bột và beta-carotene giúp kích thích dạ dày tiết axit. Vì thế, sau khi ăn khoai lang, nếu chúng ta tiếp tục ăn các đồ chua như chanh, cam sẽ khiến axit trong dạ dày tiết ra càng nhiều, điều này cũng không tốt cho dạ dày, bạn có thể bị đau dạ dày hoặc thậm chí viêm loét dạ dày.


Nguồn : Hướng Nghiệp Á Âu

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Học nấu ăn - Cách luộc gà ngon và cực thơm

Học nấu ăn có công thưc món ngon này muốn chia sẽ với các bạn là món Cách luộc gà ngon này sẽ cho bạn thành phẩm gà chín mềm nhưng không nát , cay thơm và ngọt vị . 

Nguyên liệu : 
- Nửa con gà ta loại ngon : Với gà mổ sẵn , bạn tránh chọn nhầm gà siêu trứng hay gà bơm nước . Cần chọn gà nhỏ gọn , thịt săn , đàn hồi và không có mùi hôi , ức hẹp , da và mỡ vàng nhạt , có vài vệt màu vàng đậm ở ức , cánh , lưng . 

- Xì dầu , dầu ăn ( tránh dùng dầu lạc hay loại dầu đậm mùi nào khác ) . 
- Gia vị luộc cùng gà : Hành hoa , hoa hồi , gừng , hoa tiêu ( nếu không có hoa tiêu thì bạn dùng thế bằng tổ hợp 3 thứ sau : hạt tiêu , ớt khô và mù tạt ) và chút rượu trắng . 

Cách luộc gà ngon : 
Gà xát muối , rửa sạch cả ngoài da và phía trong rồi để ráo khô . Chuẩn bị các gia vị luộc : 3 cọng hành hoa rửa sạch ( có thể để cả rễ rửa sạch ) buộc túm gọn . Đập dập 1 mẩu gừng ( nên để nguyên vỏ rửa sạch ) . Bẻ lấy nửa bông hoa hồi . 15 bông hoa tiêu . Nếu không có hoa tiêu thì bạn dùng thế tạm bằng cả 3 thứ sau : 10 viên hạt tiêu , nửa thìa ớt bột , 1/3 thìa mù tạt . 

Chuẩn bị sẵn 3 cọng hành hoa để chế nước xốt , bạn rửa sạch , thái nhỏ phần ngọn lá , phần thân lá to và cọng trắng cắt khúc dài 4cm và chẻ nhỏ ( nếu thích ) . Cho gà vào nồi , đổ nước lã xâm xấp gà , cho toàn bộ gia vị ( đã chuẩn bị sẵn ở bước 1 ) cùng chút xíu muối vào nồi luộc gà . 
Đun sôi gà bằng lửa vừa , khi nước sôi được 5 phút thì hạ nhỏ lửa đun hơi lăn tăn sôi chừng 10 phút thì lật ngược gà và đun tiếp 10 phút nữa . Sau đó rót 5 – 10ml rượu trắng vào nồi gà luộc rồi tắt bếp , đậy kín vung , để nguyên nồi trên bếp chừng 20 phút nữa để hơi nóng không dừng đột ngột . Cuối cùng bắc nồi ra khỏi bếp và mở vung cho nước luộc và gà nguội tự nhiên . 

Khi nước luộc khá nguội hay chỉ còn ấm nhẹ , bạn xiên gà vào thanh đũa dài rồi bắc trên miệng nồi cho ráo nước luộc . Gà nguội hoàn toàn mới chặt mỏng và dài bằng dao sắc và nặng , nhát chặt dứt khoát . Phi thơm cọng hành với 30ml dầu ăn ( hoặc bạn dùng chính mỡ gà đun chảy ) rồi đổ 50ml xì dầu vào đun sôi thành xốt xì dầu . Nếu thích , bạn có thể đun cho xốt bay bớt hơi nước và hơi sánh lại . 

Gà chặt xếp nguyên khối lớn phủ đều mặt da gà phía trên . Chan xốt xì dầu nóng đều khắp đĩa gà , rắc hành hoa thái nhỏ lên trên và bày thêm hành hoa thái sợi cho màu sắc tươi tắn . Bạn có thể thay thế hành hoa bằng hẹ , lá chanh , ớt ,… tùy theo sở thích . 
Cách luộc gà ngon này cho bạn thành phẩm gà chín mềm nhưng không nát , cay thơm và ngọt vị . Chút rượu ủ gà trong nước ấm sẽ khiến cho hương thơm của các gia vị hòa quyện hơn và cũng giúp gà thêm đậm đà , ngọt ngào nhiều dư vị , nhất là vị cay tê độc đáo . 

Gà nguội thịt sẽ săn dai , khi ăn chan xì dầu nóng dậy mùi thơm và tăng độ mượt mà , mềm mại . Gà luộc cay chan xì dầu thơm ngậy và đậm vị như gà quay nhưng ăn lại có độ thanh nhẹ không hề ngấy của gà luộc . Chúc bạn ngon miệng với cách luộc gà ngon kiểu mới này nhé . Khóa học nấu ăn mở quán sẽ giúp bạn biết nhiều hơn về một con gà có thể làm ra biết bao nhiêu món khác nữa.